Dùng Người - Lựa Chọn Nhân Tài



Trên thế giới có vô vàn tài nguyên, nhưng nhân tài mới xứng đáng là thứ tài nguyên quý giá nhất. Học được bất kỳ môn học nào chỉ có thể sử dụng một thứ tài nguyên nào đó, còn học được cách dùng nhân tài mới có thể dùng họ để chinh phục và sử dụng vạn vật. Cách dùng người thực là một vốn vạn lời, một lần mà được mãi. Chúng ta thường than thở rằng: “Hận một nỗi là khi cần dùng lại không có người, chờ khi dùng được lại không dùng được nữa”. Đó chính là kế sách dùng người không tinh. “Tiền bạc dùng mãi sẽ hết, còn dùng nhân tài mới có được cả thiên hạ”, tức là hiệu suất dùng người mới là điều tốt đẹp nhất. Cho dù là người có chút tài mọn, kẻ tiểu nhân, bậc quân tử, người trung, kẻ gian, người ngay thẳng, kẻ vòng vo và các nhân tài, mỗi loại người đều có tác dụng của nó, mỗi vật đều có giá trị riêng, mỗi việc đều có cách sắp xếp riêng, mọi chuyện lớn trong thiên hạ, khi bàn về chuyện dùng người đều do một tay người làm ra cả, há chẳng phải là chuyện vui mừng đó sao!

Hận một nỗi khi cần dùng lại có quá ít người


Nhân tài càng dùng càng rộng, người có tài năng càng ngày càng nhiều, đó là kinh nghiệm của những người lãnh đạo ưu tú từ xưa đến nay. Người luôn than thở hận một nỗi khi cần dùng lại có quá ít người phần lớn đều chỉ vận dụng nhân tài trong một phạm vi rất hẹp, chỉ cần anh cất tiếng kèn tập hợp, “không câu nệ đẳng cấp nhân tài”, thì việc thiếu người tài sẽ được thay đổi ngay. Điều này cần xem bản thân anh có tấm lòng rộng mở để dung nạp họ hay không.

Trên thế giới này, nhiều khi người ta muốn dùng người nhưng lại tìm không ra nhân tài, lúc đó ta mới hận sao người tài quanh ta ít như vậy. Ví dụ thời nhà Thanh, vị danh thần Lục Lùng (mất năm 1692), nhưng sang năm thứ hai, triều đình cử hai quan văn có tiếng đi quản lý thư viện ở Trực Lê. Giang Nam muốn Lý Quang đi Trực Lê, Lục Lùng đã bị bệnh chết rồi, Khang Hy im lặng hồi lâu mới nói: “Lục Lùng là một nhân tài khó kiếm của bản triều”. Mong rằng mỗi người chúng ta và cả xã hội không còn những lời than thở như vậy nữa.


Sáu năng lực dùng người:


1. Có thể dùng người: Lấy cái hiền tài để dùng họ, biết người biết việc.

2. Biết lắng nghe: Nghe lời nói và quan sát hành vi để bổ nhiệm họ.

3. Biết thưởng phạt: Biết thưởng phạt phân minh, không vì thân tình mà giảm nhẹ hình phạt.

4. Biết tự chịu trách nhiệm: Tận tâm tận lực, mang hết tài năng, vì nước lập công.

5.  Biết ăn nói: Mỗi lời nói có tác dụng riêng, biết để dùng cho phù hợp.

6.  Biết hành động: Lời nói có trọng lượng, nói ra là làm được.

Năm nguyên nhân dùng người


1. Dùng người vì mục đích nào đó: Tức là phải nhằm đúng vào một mặt nào đó của nhân tài, nhất là phải dám nhìn thẳng vào khuyết điểm. Phải quy định cho các nhân tài trong một thời kì hoặc một mặt nào đó phải đạt tới một mục đích nào đó. Ví dụ, xây dựng cho một người cách đối nhân xử thế, nội dung gồm: Tâm đầu ý hợp, đồng cam cộng khổ, hoạn nạn cùng chia sẻ, cần có một số người thực sự tình nguyện giúp mình. Cần phải lấy cái chính trực, khiêm tốn, chịu khó chịu khổ của mình để tạo dư luận về mặt đạo nghĩa. Ý tưởng dùng người này vô cùng quan trọng đối với sự trưởng thành của một con người và rất có ích cho xã hội và các doanh nghiệp.

2. Dùng người theo các cấp độ: Dùng để chỉ bản thân nhân tài căn cứ vào sở trường và các tố chất khác để tính toán mức độ mà mình có thể đạt được và thứ tự đạt được ra sao. Việc đánh giá chính xác đối với nhân tài trong việc xây dựng các bước đó vô cùng quan trọng, thường mang tính quyết định thành bại. Ví dụ, người ở vùng xa xôi hẻo lánh thường có cảm giác thần bí đối với những đô thị lớn nên dễ ảnh hưởng tới tính toán chính xác của mình và thường cho rằng những người có năng lực thường tập trung hết cả ở thành thị, bản thân không thể cạnh tranh nổi, nên rất sai lầm đặt mình xuống vị trí thấp. Còn một loại người ở thành phố lớn lại cho mình nhiều kiến thức nên tự kiêu, thường mang hưng phấn của mình biểu hiện ở các mặt mà bản thân cho là hiểu biết, thiếu tinh thần đi sâu thực tế, họ thường cho mình thuộc tầng lớp trên, nhưng thực tế, về căn bản không có độ sâu, họ rất sai lầm khi đặt mình ở một tầng lớp rất cao.

Từ đó có thể thấy rằng, phải có tinh thần tỉnh táo sâu sắc và năng lực đánh giá khách quan khi dùng người theo cấp độ, mà khi thi hành công việc này, yêu cầu bản thân phải cố gắng lớn nhất để đạt được tới giới hạn cao nhất của lý tưởng, làm cho giá trị của nó được phát huy lớn nhất.

3. Dùng người theo bản tính của họ: Tục ngữ có câu: “Giang sơn dễ thay đổi, bẩm tính khó thay đổi”. Do sự khó thay đổi đó nên dùng người theo dạng này vừa có tính tàn khốc vừa có tính cưỡng chế, dù họ có thiên tài về mặt nào, khi dùng họ đều phải phân tích bẩm tính của họ xem có thích hợp với sự phát triển theo mặt đó không.

4.  Dùng từ hiện thực: Sự thành công của bất kỳ ai đều có quan hệ chặt chẽ với môi trường của nó, trong tình huống bình thường, hoàn cảnh hiện thực đó có thể trở thành điều kiện và cũng có thể trở thành vật cản cho sự thành công của nhân tài. Do đó, dẫn dắt nhân tài xây dựng con đường phát triển thành tài năng căn cứ vào hoàn cảnh thực tế là điều có ý nghĩa rất quan trọng.

5. Dùng người do có học thức: Nói ví dụ, trong nhà có hai đứa em trai đều đang đi học, đứa bé rất thông minh, đứa lớn kém hơn một chút. Những bài toán khó không giải được đứa em đều hỏi anh, nhưng đứa anh lại không làm được. Đứa nhỏ phải hỏi chị gái và chị gái đã giải được. Đứa em trai liền nói: “Em chỉ phục chị chứ không phục anh”. Chị gái nói: “Vài năm nữa em học cao lên, chắc chị không thể giải bài cho em được, vậy lúc đấy em cũng không phục chị? Kiểu dùng người này được xây dựng trên cơ sở lượng kiến thức nắm được, vậy một người muốn được người khác dùng mình thì cần phải không ngừng tăng cường tri thức nắm chắc kinh nghiệm học tập.

Tác giả: Tạ Ngọc Ái

Đăng nhận xét

0 Nhận xét