Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra nữa, Thu Hà nói: " Tôi là người tốt. Tôi làm việc chăm chỉ. Tôi tử tế. Nhưng tối qua mọi thứ như địa ngục. Bạn trai tôi nói lời chia tay, tôi bị mất việc. Bây giờ tôi cảm thấy đơn độc và hoảng loạn. Tôi đã làm gì để bị rơi vào tình cảnh như thế này?"
Câu trả lời là gì? Thu Hà được sinh ra. Cuộc sống của cô ấy lúc lên, lúc xuống - cũng như lá phổi chúng ta lúc căng lúc xẹp hay như cơ bắp lúc phồng, lúc thư giãn. Chúng ta sống trong thế giới lúc thăng trầm, lên và xuống, tuy nhiên cuộc sống của chúng ta đi xuống nhiều hơn là đi lên. Khi phát hiện ra mình đang ở dưới đáy cuộc đời, một số người trong chúng ta - như Thu Hà - có thể chịu đựng được. Số còn lại cảm thấy hoảng loạn, như bạn chẳng hạn.
Trong thời đại kinh tế toàn cầu đi xuống, bạn có thể bị suy sụp như Thu Hà hoặc lo lắng một ai đó cũng đang như vậy. Khi một số thứ bị sụp đổ, bạn bị thôi thúc phải làm điều gì đó - bất cứ điều gì - để lấy lại mọi thứ. Nhưng bạn có thể làm gì bây giờ ? Thực ra, có những may mắn ẩn chứa trong những lúc cuộc sống bị đi xuống.
-Thư giãn trong thời kỳ cuộc sống vô cùng bi đát.
Tôi đang viết bài báo này ở chỗ làm sau khi kết thúc 12 tiếng đồng hồ làm việc, cơ thể tôi rất yếu và tôi đang rất đói, mệt khi phải làm việc suốt 4 năm qua với bệnh tật. Nhưng nếu so sánh với cuộc sống suy sụp của Thu Hà thì chuyện của tôi không thấm vào đâu cả. Bạn à, những kế hoạch bị hỏng, những mong đợi không thành khiến chúng ta kiểm soát kém các tình huống. Sự sợ hãi đó khiến chúng ta phải chống cự mỗi khi bị suy sụp, từ việc bị mất việc đến việc chia tay như thể là chấm hết rồi. Chúng ta lùng sục các giải pháp, bám lấy những hi vọng mong manh và từ chối mọi sự giúp đỡ, giả vờ rằng mọi thứ sẽ ổn thôi ( dù cuộc sống đã thực sự xấu đi). Nếu bạn đang ở thời kỳ bi đát, hãy làm những điều bạn làm như khi là một đứa trẻ trên chiếc sân trượt tuyết lớn: Hãy trượt tuyết thôi! Chấp nhận những gì đang đến, đang xảy ra.
-Không sợ hãi.
Văn hóa truyền thống phương Tây có những phép ẩn dụ về những lúc lên và xuống của cuộc sống. Trong sách của Chúa, cũng có những liên hệ đặc biệt về thời gian khó khăn là " thời kỳ gần kề cõi chết". Người soạn thánh ca cũng gợi ý cách tốt nhất để đi xuyên qua nó : Không sợ hãi !
Đúng vậy. Trên lý thuyết, giữ được thái độ bình tĩnh là điều tuyệt vời, nhưng trong thực tế - khi những giấc mơ của bạn cũng bị vỡ tan giống như Thu Hà, hoặc thậm chí bạn bị ướt đẫm, không đồng tiền nào trong túi và hoang mang ở một đất nước xa lạ, việc không sợ hãi là không thể. Không thể !
Tôi đã học lại điều này từ một người khách du lịch thông minh: Một cậu bé 1 tuổi trông cáu kỉnh, mệt mỏi cùng với mẹ đứng đợi ở trong hàng với đôi mắt hoang dã và căng thẳng. Đột nhiên, có người phía sau xô vào người mẹ khiến bà mẹ và đứa bé ngã bịch xuống. Tôi đoán là tiếng hét của cậu bé đủ để làm đứt dây thần kinh cuối cùng của tôi như cái cưa xích. Nhưng thay vì hét lên, cậu bé làm điệu bộ hài hước y hệt danh hài nổi tiếng Rodney Dangerfield. Mẹ cậu bé đang trong tình trạng vô cùng thảm hại cũng phải bật cười trước điệu bộ của cậu con trai nhỏ.
Tôi cũng đã cười rất to khiến cơ thể như thể được cất đi một gánh nặng. Tôi thường ngạc nhiên rằng những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên có thể làm tan biến nỗi sợ hãi - như lúc tôi nhìn thấy cậu hành khách bé nhỏ này. Các nhà tâm lý đã phát hiện ra rằng não bộ của chúng ta không thể cùng lúc vừa sợ hãi vừa hy vọng. Đấy là lý do tại sao nên có một danh sách những điều khiến cho bạn thấy thoải mái, hỗ trợ và hy vọng. Việc thực hành như thế này sẽ giúp não bộ của bạn không sợ hãi, bạn sẽ biết được rằng có những điều tuyệt vời sẽ được tìm thấy trong giai đoạn bi đát.
-Thông điệp cuộc đời.
Đôi khi mọi thứ xấu dường như đều xảy đến vào một lúc, phá hỏng toàn bộ cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, khi chúng ta bị xô đẩy vào giai đoạn khó khăn, một điều gì đó như cơ hội có thể được mở ra. Sau nhiều năm trải nghiệm, tôi tin rằng bất kỳ điều gì xảy ra trong cuộc đời đều không phải để phá hỏng mà là cứu vãn cuộc sống của chúng ta.
Hãy nghĩ về điều này: Con người là nhân tố duy nhất trong tự nhiên có thể thay đổi những thăng trầm của cuộc sống. Chúng ta muốn mặt trời tỏa sáng cả đêm và khi không được, chúng ta sẽ tạo nên những thành phố không tắt. Để có người năng lượng liên tục và nhiều cảm xúc, chúng ta sử dụng tất cả mọi thứ - từ một bữa tiệc thú vị đến những chất kích thích. Nhưng những sự đi xuống trong tự nhiên - bóng tối với ban ngày, sự trống vắng với sự đủ đầy, mùa bỏ hoang với mùa trồng trọt - đều đem đến cho chúng ta những thông điệp. Tôi có được thông điệp này khi tôi đang thư giãn dưới mưa. Thu Hà biết được chỉ khi cô ấy đặt nỗi sợ hãi sang một bên do bị giới hạn thời gian trọng cuộc nói chuyện của chúng tôi. Nếu bạn để ý vào những lúc cuộc sống của bạn đi xuống nhất, bạn cũng sẽ lắng nghe được một lời thì thầm đơn giản từ cuộc đời, đó là : Hãy nghỉ ngơi.
-Hãy nghỉ ngơi như bạn muốn.
Một người bạn tôi, Lucy Ruan thường nói rằng : Đừng làm gì cả nếu không điều gì hiệu quả. Nếu như mọi thứ không còn xoay xở được nữa, không theo như ý bạn muốn thì điều năng suất và hiệu quả nhất là bạn không làm gì cả. Thiên nhiên đang muốn bạn chú ý vào nội tâm, đạt được quyền lực thông qua hòa bình thay vì hướng ngoại để đạt được quyền lực thông qua hoạt động.
Nếu điều này xa lạ với bạn, bạn hãy nhìn vào những con vật. Khi không làm được gì nữa, dù chúng đã cố gắng rất nhiều, chúng cuộn tròn lại hoặc duỗi ra và đầu hàng. Chúng thích thung lũng của bóng tối. Đó là một nơi mờ mờ, yên tĩnh và hoàn hảo để tập trung sức mạnh. Khi ở Châu Phi, tôi đã thấy những con sư tử - mệt mỏi vì đi săn không thành công, chúng nằm xuống và kêu ừ ừ như chiếc máy kéo trong hàng giờ. Một trong những người bạn tôi quan sát và nói rằng : Chúng đang nghỉ ngơi theo cách mà chúng muốn. Ngược lại, hầu hết con người nghỉ ngơi trong trạng thái lo lắng, cảm giác tội lỗi, và khó chịu. Đó nên là thời gian tĩnh lặng để hồi phục và lành lại vết thương. Một số nhà trị liệu gọi đó là "hàn gắn những cảm xúc".
Khi nào nên nghỉ ngơi ? Khi bạn cảm thấy giống như Thu Hà đã làm trong những lúc cuộc sống của cô đi xuống, hoặc như khi bạn cảm thấy bị cô lập, căng thẳng, buồn chán, muốn khóc, yếu đuối hay mất hết hy vọng. Sau đây là một số hướng dẫn :
1.Tìm ra những điểm trên cơ thể hoặc trong đầu nó khiến bạn cảm thấy không thoải mái nhất.
2.Thay vì chạy trốn hoặc che đậy cảm xúc của mình, hãy chú ý đến cảm xúc của mình.
3.Nghĩ về việc thư giãn, để ý vào những gì xảy ra.
4.Khi bạn đã có một phút để thư giãn, hãy nghĩ về từ nghỉ ngơi. Hãy để đôi chân được nghỉ ngơi, lưng được thư giãn và tự nhỉ với mình rằng " mình đang để trái tim được nghỉ ngơi".
5.Không nghĩ ngợi về cơ thể và tinh thần. Hãy để những rắc rối được nghỉ ngơi. Tôi đã làm những điều trên vài lần trước khi nó xảy ra. Tôi càng làm nhiều thì tôi thấy những cảm xúc nhanh chóng lành lặn. Chú ý vào việc nghỉ ngơi, áp dụng thường xuyên. Thực sự, mọi chuyện sẽ đơn giản.
Khi bạn đang ở dưới đáy cuộc đời, hãy nghỉ ngơi, không làm gì cả, để cơ thể và trái tim bạn được hồi phục trước khi ngồi dậy và bước tiếp.
- Tâm Giao -
0 Nhận xét