Một sinh viên trẻ nhiễm HIV đã tiếp tục sống trong hy vọng…, chỉ bởi một lý do. Làm sao bạn có thể sống được như vậy chỉ bằng niềm tin khi cuộc sống đang “ném đá” vào bạn?
Đây là câu chuyện có thật của một thanh niên…
Thời còn học trường trung học, Steve Sawyer đã nhiễm HIV và viêm gan do những lần truyền máu. Nhiều năm sau, vào thời điểm cậu bé Sawyer mới 19 tuổi, cậu nhìn trước được cái chết của mình bởi những diễn biến bệnh tật. Từ đó, Sawyer đã quyết định dùng những năm còn lại của đời mình để đi thăm hàng trăm trường đại học, chia sẻ với các sinh viên những điều mà cậu đã học được về cuộc sống, về hy vọng, về niềm tin trong một hoàn cảnh tưởng chừng rất khủng khiếp. Hàng ngàn sinh viên đã được nghe kể về câu chuyện có thật và niềm hy vọng, tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa của Sawyer . Niềm tin ấy sau này đã thay đổi cuộc đời họ mãi mãi. Buổi nói chuyện dưới đây của Steve Sawyer được ghi lại tại trường đại học California, Santa Barbara…
Ngoài khơi bờ biển Maine có một con tàu hải quân lướt trong màn sương mù dày đặc. Đêm đó, người thủy thủ bỗng dưng nhìn thấy một luồng ánh sáng từ xa và ngay lập tức báo cáo lên cấp trên: “Có một luồng ánh sáng cố định đang chiếu thẳng về phía chúng ta. Xin hãy cho biết tôi cần phải làm gì.” Chỉ huy trưởng ra lệnh: “Anh hãy bật đèn pha lên và chiếu thẳng vào ánh sáng kia, điều khiển để nó thay đổi hướng.”
Từ phí luồng ánh sáng khi dội lại câu trả lời: “Không, các anh cần phải thay đổi hướng tàu của mình.” Lại một lần nữa, người chỉ huy ra lệnh cho viên thủy thủ chỉ đạo con tàu đang tiến tới để buộc nó thay đổi hướng đi ngay lập tức.
Thế nhưng, câu trả lời vẫn kiên quyết là: “Không, chính các anh mới cần phải thay đổi hướng đi.”
Với nỗ lực cuối cùng, các thủy thủ trên con tàu hải quân đánh tín hiệu tới con tàu kia: “Đây là thuyền trưởng của tàu chiến hải quân Mỹ, tàu các bạn nên đổi hướng của mình ngay lập tức.” Câu trả lời nhận được ngay sau đó là: “Không, hãy đổi hướng đi của các anh. Đây là một ngọn hải đăng.”
Với nỗ lực cuối cùng, các thủy thủ trên con tàu hải quân đánh tín hiệu tới con tàu kia: “Đây là thuyền trưởng của tàu chiến hải quân Mỹ, tàu các bạn nên đổi hướng của mình ngay lập tức.” Câu trả lời nhận được ngay sau đó là: “Không, hãy đổi hướng đi của các anh. Đây là một ngọn hải đăng.”
Câu chuyện kể trên chỉ là phần minh họa cho cách con người chúng ta thường lựa chọn khi phải đương đầu với những khó khăn, đau khổ. Chúng ta luôn mong ước được thay đổi hoàn cảnh hơn là thay đổi chính bản thân mình. vì vậy con người ta hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm sống thật với bản thân và thay đổi bản thân. Cuộc sống của tôi là một ví dụ hoàn hảo giống hệt như những gì tôi vừa mới kể với các bạn, Steve Sawyer cho biết.
Sống với HIV: Những giai đoạn đầu
Từ khi sinh ra, tôi đã gặp phải rắc rối với chứng Hemophilia, một loại rối loạn máu khiến xương và khớp của tôi bỗng dưng sưng lên mà không có lý do. Hemophilia được điều trị bằng một loại Protein thu được từ các nguồn máu hiến tặng. Vào thời điểm những năm 1980 và 1983, không may là một trong số những “nhà tài trợ” của tôi bị nhiễm HIV. Kết quả là tất cả các nguồn thuốc mà tôi nhận được và điều trị trong thời điểm đó cũng bị lây nhiễm. Sau đó, tôi cũng bị viêm gan C bởi lý do tương tự. Tôi đã không biết mình bị nhiễm HIV dương tính cho tới khi tôi học năm thứ 2 đại học. Khi biết được điều đó, phản ứng đầu tiên của tôi cũng giống hệt như những người bình thường khác khi nhận được tin dữ. Tôi không tin mình bị nhiễm “HIV” và hoàn toàn phủ nhận điều này. HIV không khiến tôi bị đau như các rối loạn của Hemophilia đã hành hạ tôi. Hemophilia đã khiến cho các khớp xương và cơ bắp của tôi sưng tấy lên với những cảm giác rất đau đớn. Nhưng HIV thì khác, giai đoạn đầu thường không có những triệu chứng nào biểu hiện bên ngoài. Tôi thực sự không nhận ra mình có những thay đổi gì, bởi thế, tôi dễ dàng lờ đi và giả vờ quên căn bệnh quái ác của mình. Đó cũng là cách cha mẹ tôi lựa chọn để đối diện với tôi: “Con thấy không, trông con vẫn ổn. Con sẽ không sao hết.” Họ thường nói với tôi như vậy .
Sống với HIV: Sự phủ nhận
Steve lấy ra một ví dụ trong bộ phim Monty Python’s ln Search or the Holy Grail, trong phim có một cảnh thế này: Khi King Arthur đang chạy như bay trong rừng thì bỗng dưng chàng gặp một hiệp sĩ mặc áo choàng đen. Người hiệp sĩ kia chặn đường chàng và không cho phép Arthur đi tiếp. Lúc này, King Arthur nhận ra rằng chàng không thể đến đích nếu không đánh bại được hiệp sĩ mặc áo choàng đen. Trận chiến nổ ra, để rồi sau đó Arthur đã cắt đứt được cánh tay của hiệp sĩ nọ.
King Arthur thu kiếm lại, cúi chào và bắt đầu đi qua, nhưng hiệp sĩ hét lên “Không.” Arthur quay lại trả lời: “Tôi đã cắt đứt cánh tay của anh rồi.” Hiệp sĩ kia nhìn xuống và nói: “Ngươi chưa làm được điều gì cả.” King Arthur nhìn xuống đất và nói tiếp: “Cánh tay của anh đang nằm ở kia đó thôi.” Hiệp sĩ lại trả lời: “Đó chỉ là một vết thương thân xác.” Lúc này, Arthur nhận ra rằng anh ta phải triệt hạ đối phương mới có thể thoát khỏi nơi này. Bởi thế , cuộc chiến lại tiếp tục. Arthur cắt hết chân tay của hiệp sĩ rời khỏi cơ thể, cho tới lúc chỉ còn một cái đầu nằm bên gốc cây. Lúc Arthur đi ngang, vẫn có tiếng của hiệp sĩ hét vang lên: “Quay lại đi đồ hèn nhát. Ta sẽ cắn đứt đầu gối của ngươi.”
Không cần nói thì ai cũng biết rằng tiếng hét của hiệp sĩ kia giờ đã vô giá trị. Bản thân anh ta không thể đối mặt với thực tế là mình không còn khả năng để tiếp tục chiến đấu. Đây là một ví dụ hài hước của sự phủ nhận. Hiểm họa của sự phủ nhận là không thể chối cãi được. Nếu bản thân tôi cứ tiếp tục phủ nhận căn bệnh HIV của mình, tôi sẽ không có quyền được điều trị đúng cách, không được học về các phương pháp phòng tránh bệnh cho mọi người từ việc thận trọng, lưu tâm đến các vết xước nhỏ. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi có thể vô tình giết chết người khác và làm tổn thương đến chính bản thân mình. Việc từ chối hay phủ nhận căn bệnh cũng sẽ khiến tôi đau đớn vì không được cứu chữa, không nhận được sự đồng cảm của gia đình, của xã hội cũng như những người đồng cảnh ngộ. Tôi sẽ phải gánh chịu nỗi đau đó một mình. Khi bạn kìm nén cảm xúc, khi bạn đang cố gắng chịu đựng một “vấn đề” nào đó của mình trong suốt một thời gian dài, bạn giả vờ như không có nó, bạn không biết đối mặt với sự thực. Và cuối cùng mọi thứ sẽ đến lúc phát nổ.
Sống với HIV: Những điều phù phiếm
Tôi đã có thể phủ nhận căn bệnh của mình trong suốt ba năm trời. Nhưng đến những năm cuối thời trung học, tôi đã trở nên ốm yếu. Những dấu hiệu của bệnh đang dần lộ ra. Da dẻ tôi trở nên xanh xao, tái nhợt, thậm chí tôi còn không thể cầm được đồ ăn của mình. Tôi không thể nào tiếp tục giả vời rằng chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Tôi bị HIV, điều đó là sự thực.
Tôi không còn có sự lựa chọn giữa việc phủ nhận bệnh tật của mình hay là chấp nhận thực tế. Bởi vậy, tôi đã phải tìm cách khác để đối diện với thực tại. Đầu tiên, tôi đã cố gắng tìm mọi cách đổ lỗi cho người khác. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu ai đó đi ngang qua tôi và nói rằng: “Steve, đây là lỗi của tôi. Tôi thành thật xin lỗi.” Ban đầu, tôi đổ lỗi cho cộng đồng những người đồng tính. Nhưng sau đó, tôi cảm thấy thật ngu ngốc nếu cứ đổ tội cho một nhóm người nào đó về vấn đề của mình . Vì thế, tôi đã quyết định đổ lỗi cho Chúa bởi tôi cho rằng chính Ngài đã tạo ra điều này .
Sống với HIV: Nỗi tức giận
Khi cơ thể bạn chất đầy nỗi đau đớn, bạn rất dễ trở nên giận dữ và khó kiềm chế. Và cuối cùng, nó sẽ trở thành những cơn thịnh nộ. Lúc đó, tôi thường đối phó với những vấn đề của mình bằng cách nổi điên. Bất cứ người nào thốt ra những câu nói mà tôi cho là khó chịu sẽ khiến tôi dường như muốn nổ tungtự đấm tay vào tường, đập vỡ mọi thứ xung quanh hoặc làm những việc tương tự như vậy.
Nhưng tôi nhận ra rằng cơn giận có khả năng làm mờ tâm trí, khiến bạn hành động mù quáng. Tồi tệ hơn, cơn giận có thể làm tổn thương những người bạn yêu quý. Một cách tốt hơn để đối phó với các cơn đau là được khóc, bởi vì nước mắt không làm đau lòng ai và rồi sau đó, bạn sẽ thấy tâm trạng nhẹ nhõm và thoải mái hơn rất nhiều.
Nhưng vào một dịp khác, tôi đã trở nên quá ốm yếu và sụt cân khá nhanh. Tôi đã la hét, khóc váng và... nặng lời với Chúa. Tôi giang tay đấm mạnh vào bức tường trong phòng. Đúng lúc ấy, cha tôi đi tới. Ông đóng cửa phòng rồi điềm tĩnh nói với tôi: Con trai ạ, cha không thể giúp gì được con. Bác sĩ không thể giúp gì được con. Mẹ con không thể giúp gì được cho con. Bản thân con cũng chẳng thể làm gì. Nhưng chỉ có Chúa mới là người có thể giúp con vượt qua nỗi đau này. Ông nói xong rồi bước ra khỏi căn phòng mà chúng tôi đang đứng.
Sống với HIV: Tìm kiếm niềm tin
Sau đó, tôi đã ngừng " thở than" về Chúa, thậm chí là cầu xin sự giúp đỡ của Ngài bởi tôi biết mình không còn lựa chọn nào khác. May mắn thay, tôi đã lên cân và tế bào T đã quay lại ở ngưỡng 365. Điều đó là quá tốt. Tôi cảm thấy tuyệt vời và chỉ có thế là đủ.
Năm học mới đã đến. Tôi đang tìm kiếm phòng kí túc thì gặp một cậu bé cao gầy, tóc vàng đứng ở gần đó. Cậu kia bảo tôi: Trông cậu cũng khá đấy, có muốn ở chung phòng với tôi không ? Lúc đó tôi trộm nghĩ: Cũng được, nhưng mà.....
Nhưng rồi sau đó, chúng tôi đã ở chung phòng với nhau và trở thành bạn tốt. Sau này, tôi phát hiện ra là người bạn cùng phòng của tôi là dân Kito Giáo. Thời đó, tôi nghĩ những gì liên quan đến Kito thực ra rất cố hữu, đạo đức giả và hay lên án người khác. Nhưng với bạn của tôi, anh ta có những suy nghĩ khác hơn. Giữa hai chúng tôi thực ra có quá nhiều điểm khác biệt.
Tôi phát hiện ra rằng anh bạn cùng phòng của tôi gặp phải hội chứng khó đọc. Lúc học bài, cậu ấy dường như gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc phát âm hoặc luôn phải " vật lộn " với các con chữ. Nhưng anh bạn này không giống như tôi là cứ đấm bùm bụp tay vào tường nhà hoặc phá vỡ các đồ vật. Khi ấy, cậu ta đang cố điềm tĩnh trở lại. Nhắm mắt, hít thở thật sâu và cầu nguyện, sau đó mới quay trở lại công việc của mình. Tôi đã từng ngạc nhiên vì tại sao cậu ta lại có thể điềm tĩnh đến vậy trong khi có thể phá bĩnh giống như tôi?
Người bạn cùng phong mời tôi đến dự một kỳ nghỉ xuân với anh ta tại bờ biển Daytona. Ở đó, bạn tôi bắt đầu trò chuyện với những anh chàng khác ở gần chúng tôi bên bờ biển. Lúc đầu, đó chỉ là những câu chuyện phiếm. Nhưng sau đó, bạn tôi đã quyết định nói chuyện về những vấn đề nghiêm túc hơn, sâu sắc hơn. Thật khó để chia sẻ " vấn đề " của mình với những người lạ mới quen trên bờ biển, nhất là khi biết rằng bản thân mình có thể chết ở tuổi thanh xuân như trường hợp của tôi. Bởi thế, tôi trở nên khá mờ nhạt trong cuộc hội thoại giữa những anh chàng này vì không muốn tham gia. Nhưng họ vẫn tiếp tục trò chuyện, anh bạn của tôi bắt đầu nói về niềm tin với Chúa. Tôi cũng luôn có một bức ảnh của Ngài nhưng không biết có nên đặt niềm tin vào đó hay không. Và tôi lắng nghe những gì họ nói....
Sống với HIV: Đối diện với nỗi sợ hãi
Những anh bạn trên bờ biển hôm đó đã nói rất nhiều về đức tin của mình với Chúa. Từ hôm đó, cuộc đời của tôi đã đổi sang một trang mới. Tôi không còn cảm giác khiếp sợ mỗi tối trước khi lên giường khi phải nghĩ rằng cái chết đang sắp sửa ập đến với mình vào một ngày nào đó không xa. Cái chết chưa hẳn đã là một điều gì đó xấu xa, gây sợ hãi. Cái chết chưa hẳn đã kết thúc bằng bóng tối hoặc bị bao phủ bởi bóng tối. Tôi đã có sự quyết định cho riêng mình. Khi tôi chết đi, tôi sẽ dành phần đời ấy của mình với tình yêu bao la của vũ trụ.....
Tôi chỉ còn sáu tháng để sống. Hãy thử tưởng tượng mà xem, điều đó quả thực đã gây khó khăn cho cha mẹ tôi biết nhường nào bởi họ đang bất lực khi nhìn thấy cái chết của con mình đang diễn ra từng ngày trước mặt họ. Họ không thể làm gì cả. Chúng tôi không thể làm gì cả. Và cuối cùng, chỉ bằng cách tất cả chúng tôi đều đặt niềm tin ở Chúa.
Khi ở trong những nỗi tuyệt vọng, bạn cần phải dũng cảm đối mặt với sự thật và biết tìm kiếm niềm tin ở khắp mọi nơi, kể cả trong những lời cầu nguyện. Bạn thành tâm tức là bạn đã bắt đầu mối quan hệ của mình với các Đấng tối cao hoặc một đức tin nào đó mà bạn đi theo.....
Steve Sawyer đã qua đời vào ngày 13/3/1999. Đây là câu chuyện có thật của một thanh niên đã phải đối diện với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Chấp nhận sự thật và kiếm tìn niềm tin là cách tốt nhất giúp bạn vượt qua những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống. Đó là cách mà Steve đã nhận ra và kể lại cho bạn.
0 Nhận xét